Đối với những người chơi tranh thì nội dung và ý nghĩa của bức tranh là
tiêu chí được đề cao nhất khi đưa nó vào không gian nội thất.
Chúng ta cũng không xét
tới các hoạ phẩm mang tính chất tôn giáo bởi vì mục đích của tranh đã thấy rõ.
Chúng ta sẽ xét những bức tranh mang đậm nét truyền thống, thậm chí dân gian, để
thấy ý nghĩa biểu tượng được gởi gắm trong đó.
Có hai điểm nổi bật của
loại tranh này:
- Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ, v.v…
- Thứ hai là thông qua ngôn ngữ, người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. Thí dụ bức tranh vẽ con cá. Chữ Hán “ngư” (cá) đồng âm với chữ “dư” (dư thừa, dư dật). Qua ý nghĩa biểu tượng này là niềm ao ước một cuộc sống dư dật, khá giả.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của các loại tranh phong thủy trong hội họa:
Khi nói đến tranh thủy
mặc chúng ta thường liên tưởng đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng đề tài đặc sắc
trong hội hoạ Hồng Kông. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý thâm trầm của
chúng, không chỉ đơn thuần là núi non và sông nước.
Các loại tranh phong thủy - Tranh thủy mặc |
Sông nước trôi chảy,
linh động biến dịch không ngừng, tìm về trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy
không ngừng này tượng trưng bản thể của Đạo.
Do đó, kẻ trí tuệ thấu hiểu
lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến triển mãi không ngừng, cũng giống như bản tính
của nước. Người nhân ái yên ổn, dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản
tính của núi. Người nhân ái và trí tuệ xưa nay hiếm. Trong cõi trần ai, ngay bản
thân người “nhân” và “trí” cũng không biết tìm đâu ra bạn tri âm tri kỷ. Thế
nên, mượn tranh sơn thuỷ để ký thác tâm tình, gởi gắm nỗi niềm.
2. Tranh hoa điểu (hoa và chim chóc)
Về hoa, các văn nhân Hồng
Kông thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học
nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này.
- Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm đời Tấn, một thi sĩ vĩ đại, chán cảnh làm quan luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo. Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy.
- Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, có màu sắc rực rỡ, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang phú quý.
- Hoa sen là cốt cách của bậc quân tử. Đẹp và ngát hương, gần bùn mà chẳng tanh bùn.
- Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh, bởi vì ba loại cây này trong mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Nó tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau dồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời.
- Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử». Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên.
Các loại tranh phong thủy - Tranh hoa điểu |
Về quả, quả đào tượng trưng sự
trường thọ; quả lựu tượng trưng cho sự đông con cái; quả phật thủ tượng trưng
cho phúc; quả quít tượng trưng sự tốt lành...
Hoa thường được vẽ
chung với các loài chim.
- Chim hạc tượng trưng cho sự trường thọ. Người đời tin rằng hạc có thể sống đến ngàn năm. Hạc thường được vẽ chung với cây tùng (cũng ngụ ý trường thọ), nên tranh «Tùng hạc diên niên» được dùng để chúc thọ.
- Thi nhân cho rằng chim én là loài chim nhỏ có cảm tình, mùa thu và mùa đông bay đi tìm cái ấm áp của miền nhiệt đới và mùa xuân quay về tổ cũ. Một bức tranh với đôi én hoặc một bức tranh với cặp hồng nhạn hay đôi uyên ương bơi lội trong ao sen chính là biểu tượng tình nghĩa vợ chồng, gia đình khang lạc.
- Tranh «Thập toàn báo hỉ» vẽ mười con chim khách đậu trên phiến đá và trên cây tùng hót líu lo báo tin mừng để chúc sự nghiệp thành công.
- Dưới cội mai vàng là đôi chim cun cút hoặc một đàn gà con cùng gà trống gà mái cũng là biểu tượng của ân nghĩa tào khang, quan hệ nhân luân.
- Chim công tượng trưng cho sự bình an thịnh vượng.
- Chim phượng là linh điểu, tương truyền chim phượng xuất hiện là thánh nhân ra đời. Nhưng chim loan và chim phượng thì tượng trưng duyên nợ vợ chồng. Tranh «loan phượng hoà minh» ngụ ý sự hoà thuận êm ấm của vợ chồng.
3. Tranh vẽ các loài động vật
Rồng là biểu tượng của
vương quyền. Kỳ lân tượng trưng nhân ái và thái bình. Con rùa cũng là thần vật,
tương truyền nó sống tới ngàn năm, nên tượng trưng sự trường thọ.
Ngựa là một chủ đề quen
thuộc. Dân gian cho rằng ngựa có đức tính trinh tiết, trung thành - đức tính mà
Nho gia rất coi trọng trong các mối quan hệ xã hội. Nếu ngày nay người ta xem
những xe hơi hiện đại sang trọng là biểu tượng của giàu có thì ngày xưa ngựa
chính là biểu tượng đó. Nói chung, ngựa xuất hiện trong tranh Hồng Kông như là
biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt.
Các loại tranh phong thủy - Tranh cửu ngư quần hội |
Có những con vật tưởng
như bình thường nhưng cũng có ý nghĩa đặc biệt:
- Con cóc tài lộc tượng trưng cho sự giàu có, can đảm, và cái gì quý báu, khó kiếm ra được.
- Con bướm tượng trưng sự trùng điệp.
- Con mèo tượng trưng sống lâu.
- Con cá chép tượng trưng thi đỗ, v.v...
4. Tranh vẽ kết hợp nhiều thứ khác
nhau với ý nghĩa tổng hợp
Hoa kết hợp với điểu,
thảo trùng, cá, đá và các khí vật khác (như cái bình hoa, ngụ ý an bình) làm tăng thêm thi
ý cho tranh, thông thường đó là lời chúc như ý, cát tường. Ví dụ:
- Mẫu đơn phối hợp với cá lội là biểu tượng phú quý, dư dật, là lời chúc nguyện tốt đẹp vào ngày đầu năm.
- Bướm ngụ ý là trùng điệp. Tranh mẫu đơn điểm thêm cánh bướm ngụ ý phú quý trùng điệp.
5. Ý nghĩa các loại tranh phong thủy
thông qua ngôn ngữ
Thông qua ngôn ngữ (nhất
là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật
nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. Cụ
thể:
- Bông hoa, chữ Hán là hoa phát âm gần giống chữ hoa trong vinh hoa).
- Quả thị hay cành thị, chữ Hán là thị phát âm giống như chữ sự (sự việc).
- Quả lựu, chữ Hán là lựu phát âm giống như chữ lưu (trôi chảy, lưu truyền).
- Cây phong, chữ Hán là phong phát âm giống như chữ phong (ban phong).
- Cành trúc, chữ Hán là trúc phát âm gần giống chữ chúc (chúc tụng).
- Con gà, chữ Hán là kê phát âm gần như chữ cát (tốt lành).
- Con cá, chữ Hán là ngư phát âm giống như chữ dư (dư thừa, dư dật).
- Con dơi, chữ Hán là bức phát âm giống như chữ phúc (hạnh phúc). Vẽ 5 con dơi tức là ngũ bức phát âm giống như ngũ phúc. Con dơi vẽ lộn ngược tức là đảo bức phát âm giống như đáo phúc (phúc đến).
- v.v…
Các loại tranh phong thủy - Tranh vẽ cành trúc mang ý chúc tụng |
Phối hợp nhiều thứ với
nhau, tranh vẽ mang ý nghĩa biểu tượng tổng hợp. Thí dụ như:
1. Tranh vẽ quả đào với
5 con dơi ngụ ý Ngũ Phúc Lâm Môn.
2. Tranh vẽ quả phật thủ
với con bướm ngụ ý sống lâu đến 70-80 tuổi.
3. Tranh vẽ quả phật thủ
(phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) ngụ ý tam đa: đa phúc, đa thọ, đa
nam tử.
4. Tranh vẽ quả phật thủ, quả đào, quả lựu với 9 miếng ngọc như ý ngụ ý nghĩa là chúc cho phúc thọ, con cháu đầy đàn, bền vững.
5. Tranh vẽ quả lựu với 5 cậu bé con ngụ ý mong cho con cái sau này đều hiển đạt như 5 con của ông Đậu Yên Sơn đời Tống.
4. Tranh vẽ quả phật thủ, quả đào, quả lựu với 9 miếng ngọc như ý ngụ ý nghĩa là chúc cho phúc thọ, con cháu đầy đàn, bền vững.
5. Tranh vẽ quả lựu với 5 cậu bé con ngụ ý mong cho con cái sau này đều hiển đạt như 5 con của ông Đậu Yên Sơn đời Tống.
Tóm lại, ý nghĩa biểu tượng của các loại tranh phong thủy cho thấy ba chủ ý của tác giả: gửi gắm ý chí; ước nguyện mọi tốt lành cho bản thân; cầu chúc hạnh phúc cho người khác.